Làm thế nào để trị da đầu khô ở trẻ em?

Khi da đầu của bé trở nên khô quá mức, nó có thể gây bong tróc và ngứa ngáy. Điều này sẽ khiến bé trở nên cáu kỉnh và khó chịu. Hầu hết các trường hợp da đầu khô ở trẻ có thể dễ dàng điều trị tại nhà tại nhà. Nhưng con bạn lại bị da đầu khô do một nguyên nhân nghiêm trọng hơn như nấm ngoài da, chàm hoặc viêm da. Vậy phải làm thế nào để điều trị dứt điểm trường hợp này?

Nếu bé gặp phải tình trạng như vậy, điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ là điều cần thiết nhất. Cách tốt nhất để làm giảm bớt các triệu chứng của da đầu bị khô nghiêm trọng của bé là xác định nguyên nhân cơ bản và chọn hình thức điều trị thích hợp. 30Shine sẽ gợi ý cho bạn các bước để làm giảm thiểu tình trạng da đầu khô ở bé nhé.

Khi da đầu của bé trở nên khô quá mức, nó có thể gây bong tróc và ngứa ngáy. Điều này sẽ khiến bé trở nên cáu kỉnh và khó chịu.

Khi da đầu của bé trở nên khô quá mức, nó có thể gây bong tróc và ngứa ngáy. Điều này sẽ khiến bé trở nên cáu kỉnh và khó chịu

Mục lục

Nguyên nhân khiến bé bị khô da đầu

Tình trạng khô da đầu này không chỉ gặp ở người lớn, mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải. Và chắc hẳn các bé sẽ đều cảm thấy khó chịu vì nó. Nhưng nguyên nhân chính là từ đâu? Da đầu của bé mỏng hơn của người lớn rất nhiều. Vì vậy, những tác động nhỏ cũng có thể khiến da đầu bé bị tổn thương.

Nguyên nhân có thể do da đầu của bé bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Nguyên nhân có thể do da đầu của bé bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Nguyên nhân có thể do da đầu của bé bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này khiến da đầu của bé bị khô và xuất hiện những vảy gầu. Cũng có thể là do các loại dầu gội đầu chứa nhiều hóa chất. Và khi gội đầu cho bé, bạn không gội lại sạch sẽ những hóa chất đó. Khi đã tìm hiểu rõ được nguyên nhân thì cũng là lúc bạn nên thử các phương pháp để chăm sóc tóc cho bé.

Các bước điều trị tình trạng da đầu khô ở bé

– Bước 1: Chỉ gội đầu cho bé mỗi tuần 1 đến 2 lần. Tránh gội đầu thường xuyên sẽ khiến da đầu của bé bị mất độ ẩm.

– Bước 2: Chải tóc cho bé để làm giảm bớt những vảy gầu. Hãy sử dụng những loại lước có lông mềm sẽ giúp bảo vệ da đầu mềm của con bạn khỏi bị thương. Bạn nên chải tóc cho bé khi tóc ướt, thực hiện nhẹ nhàng để tẩy da chết.

Chỉ gội đầu cho bé mỗi tuần 1 đến 2 lần. Tránh gội đầu thường xuyên sẽ khiến da đầu của bé bị mất độ ẩm.

Chỉ gội đầu cho bé mỗi tuần 1 đến 2 lần. Tránh gội đầu thường xuyên sẽ khiến da đầu của bé bị mất độ ẩm

– Bước 3: Gội đầu cho bé bằng một loại dầu gội không có mùi thơm. Sử dụng một chiếc khăn mềm để xoa bóp dầu gội nhẹ nhàng vào tóc và da đầu. Gội kỹ lại tóc để không còn dầu gội trên da đầu của bé.

– Bước 4: Sử dụng tinh dầu và massage nhẹ nhàng da đầu bé để làm tăng độ ẩm cho da đầu.

Những lưu ý khi điều trị da đầu khô cho bé

Liên lạc với bác sĩ nhi khoa của trẻ nếu tình trạng này vẫn còn. Da đầu khô có thể do môi trường gây ra hoặc có thể có tình trạng nghiêm trọng hơn như eczema. Nó gây nên những nốt nhỏ màu đỏ có thể chảy ra và phồng rộp. Nếu trẻ được chẩn đoán bị chàm, bác sĩ nhi khoa có thể kê toa một steroid tại chỗ để điều trị tình trạng này.

Lời khuyên khi điều trị da đầu khô cho bé đó là hãy sử dụng nước ấm để gội đầu cho bé. Nước quá nóng có thể góp phần khiến da đầu của bé ngày càng khô hơn. Và đặc biệt tránh sử dụng máy sấy tóc thổi trực tiếp vào da đầu bé. Vì điều này không chỉ khiến tình trạng da đầu khô trở nên trầm hơn mà nó còn khiến da đầu bé bị bỏng vì nhiệt cao nữa.

Mọi tình trạng đều có thể khắc phục được nếu bố mẹ biết cách chăm sóc bé hơn. Hy vọng bài viết trên của 30Shine sẽ giúp ích bạn trong việc điều trị da đầu khô ở bé.